Tại Triển lãm Công nghệ Thông tin và Điện tử Việt Nam sắp diễn ra tại TP.HCM, Sony sẽ mang đến các sản phẩm chất lượng cao cấp kết hợp với công nghệ tiên tiến nhất thế giới. “I am Pro” là thông điểm của Sony trong Triển lãm này. Tại đây, khách tham quan sẽ có cơ hội trải nghiệm những sản phẩm mới nhất của Sony như TV LCD ZX1 –mỏng 9,9 mm với công nghệ không dây wireless BRAVIA 1080 như 1 bức tranh treo tường; máy laptop Sony VAIO P với 3 màu đỏ hồng ngọc, đen hoa cương, trắng pha lê. Ngoài ra, hãng còn trưng bay sản phẩm TV LCD thân thiện với môi trường và con người, tiết kiệm 40% điện và chức năng cảm biến nhận dạng; máy nghe nhạc với màn hình OLED đầu tiên trên thế giới cao cấp cùng nhiều tính năng độc đáo; máy quay HD lưu trữ bằng ổ cứng khủng 240 GB; máy quay HD lưu trữ bằng thẻ nhớ có 3 màu đỏ, đen, bạc; máy chụp hình kỹ thuật số Cyber-Shot DSC-HX1.
" alt=""/>Cơ hội trúng quà 'siêu phẩm” Sony Vaio PLaura Heikkila thường xuyên nhận được tin nhắn của cánh đàn ông hâm mộ, nhưng sứ mệnh thực sự của cô lại là truyền cảm hứng cho những người phụ nữ khác.
Ở tuổi 51, Laura đã cho những phụ nữ chỉ bằng nửa tuổi mình thấy rằng tuổi tác chỉ là một con số.
Cô hiện là một huấn luyện viên cá nhân, một chuyên gia sức khoẻ toàn diện. Đó là lý do Laura có một ngoại hình trẻ trung và vóc dáng đáng ghen tị như vậy. Nhưng để được như ngày hôm nay là cả một quá trình tập luyện và ăn uống lành mạnh của cô.
Trước khi sinh con gái vào năm 2002, cô thừa nhận mình vẫn thiếu tự tin, không hài lòng với làn da và thích đồ ăn vặt.
Khi có thai, Laura bắt đầu chú ý tới chế độ dinh dưỡng hơn. Cô bắt đầu học cách duy trì vóc dáng. Mục đích chính của cô là truyền cảm hứng cho những người phụ nữ khác để tạo ra những thay đổi tích cực.
![]() |
Laura (phải) và con gái |
![]() |
Laura bắt đầu quan tâm tới vóc dáng khi có bầu con gái |
Giờ đây, cô được mệnh danh là ‘người phụ nữ không tuổi’ với 26.000 lượt theo dõi trên Instagram. Cô cũng thường xuyên nhận được tin nhắn của nhiều người đàn ông trên mạng xã hội này.
Tuy nhiên, cô đang sống hạnh phúc với chồng đã kết hôn 20 năm nay và Jay – chồng cô hoàn toàn thấy thoải mái khi vợ mình là người nổi tiếng.
Nói về sự thay đổi của mình, Laura chia sẻ: ‘Khi tôi bước vào tuổi 30, tôi thon thả một cách tự nhiên, vì thế tôi chưa bao giờ thực sự nghĩ nhiều về sức khoẻ của mình’.
‘Nhưng sau khi tôi sinh con gái ở tuổi 35, tôi phát hiện ra niềm đam mê của mình là tập luyện và nấu những bữa ăn lành mạnh. Tôi học cách thay đổi cơ thể của mình và bị nó cuốn hút’.
‘Việc lấy lại vóc dáng cho phép tôi sống một cuộc sống năng động với nhiều chuyến đi. Nó cũng giúp tôi có thể giúp những người phụ nữ khác lấy lại sự tự tin về cơ thể mình’.
Laura cũng thừa nhận, đôi khi cô thấy Instagram của mình giống như một trang web hẹn hò bởi vì có quá nhiều đàn ông tán tỉnh cô.
![]() |
Cô giữ được vóc dáng mơ ước nhờ tập luyện và ăn uống lành mạnh |
Hiện tại, hot girl phòng gym Phan Thiết sở hữu số đo hình thể ấn tượng 90-62-96.
" alt=""/>51 tuổi, bà mẹ có vóc dáng khiến các cô gái 20 tuổi ghen tị![]() |
Cô mậu dịch viên thời bao cấp được cho là người có nhiều 'quyền lực'. Ảnh: Tư liệu |
'Mỗi lần đi mua thực phẩm là phải xếp từ hòn gạch, cái rổ, chiếc dép, mũ nón… thành hàng dài. Những hôm nào có thịt thậm chí người ta kéo nhau đi xếp hàng từ đêm. Chuyện xếp hàng thời bao cấp nhiều người đã kể. Riêng tôi, cũng từng chứng kiến nhiều lần người ta nhặt từng hạt gạo vương vãi rơi ra. Thương lắm!
Có những khi gạo mốc vẫn phải mang về, có ngày xếp hàng cả tiếng không có gạo lại phải đợi hôm sau.
Chính thế mà nhà ai có cô con dâu làm mậu dịch viên thì ‘vĩ đại lắm’. Thích ăn gì, mua gì không phải xếp hàng, được ăn những miếng thịt, cân gạo ngon nhất. Họ hàng, làng xóm tha hồ nhờ vả.
Có lẽ cũng vì nắm giữ quyền lực động đến miếng cơm, manh áo như thế nên các cô mậu dịch viên thường rất đanh đá, hay quát nạt. Nhà nào có người thân làm mậu dịch viên thì mang lại nhiều lợi lộc về cho gia đình.
Ngoài thực phẩm ăn uống hằng ngày, tiêu chuẩn được mua các loại hàng hóa đặc biệt cũng rất hạn chế. Tết đến, mỗi nhà có thể được mua một giỏ quà Tết gồm 1 bánh pháo, 2 lạng mỳ chính, 2 bao thuốc Tam Đảo hoặc Trường Sơn, 1 lạng bóng lợn, có thể có thêm 1 chai rượu cam hoặc chanh 25 độ.
Phải tiêu chuẩn cấp Bộ trưởng trở lên mới được mua bao thuốc lá Điện Biên bao bạc. Ngày Tết mà được uống một cốc chè thơm, hút điếu thuốc lá Điện Biên bao bạc là sang lắm.
Nhà nào có đám cưới cũng chỉ có mấy điếu thuốc lá, ấm chè, một ít kẹo rẻ tiền. Nhà nào sang trọng, đi Liên Xô về thì có cái đài bật lên.
Tôi còn nhớ trước đám cưới tôi, bố tôi là cán bộ cao cấp nên có tiêu chuẩn vào cửa hàng mậu dịch quốc tế dành cho đại sứ quán các nước mua một chiếc quần vải tec-gan. Chiếc quần ấy sau này tôi đi dạy ở trường ĐH Kinh tế quốc dân, mọi người vẫn khen mãi. Nó là mơ ước của các thanh niên thủ đô lúc bấy giờ.
Đám cưới tôi không có tiệc mặn, không loa đài, ca nhạc, mà chỉ có tiệc ngọt như các gia đình khác. Một số gia đình khác thì có thêm chương trình văn nghệ là mấy ca khúc cách mạng.
Thời sinh viên chúng tôi được nhà nước nuôi nhưng cũng phải ăn cơm độn thường xuyên. Bếp ăn trường Tổng hợp thường xuyên được tặng ‘lẵng hoa bác Tôn’, nghĩa là bếp ăn kiểu mẫu, vừa tiết kiệm vừa ngon. Bánh mỳ để ăn độn thời ấy rất khó ăn, không ngon như bây giờ, nhưng các chị làm bếp của trường tôi thì làm được bánh mỳ tương đối giống bây giờ. Ngoài ăn độn bánh mỳ, chúng tôi còn ăn độn cả sắn, bo bo.
Sau khi tốt nghiệp, tôi được phân công giảng dạy ở ĐH Kinh tế quốc dân. Thời kháng chiến, trường phải sơ tán lên Hà Bắc (Bắc Giang bây giờ). Ngày ấy buôn bán bị cấm đoán, chợ búa rất ít, nguồn tiền trong dân không nhiều.
Năm ấy, trước khi về Hà Nội ăn Tết, tôi tích cóp mấy tháng lương để mua 3 con gà làm quà. Từ Hà Bắc về Hà Nội phải qua mấy trạm kiểm soát. Gà thì mua rồi, bỗng dưng một ngày thằng bạn tôi về thông báo ở trạm này trạm kia chỉ cho mang 2 con gà thôi. Thế là tôi phải thịt mất 1 con.
Một tuần trước khi về, nó lại về báo tin ‘bây giờ nó chỉ cho mang 1 con thôi’. Thế là tôi lại nghiến răng thịt thêm 1 con nữa. Ai mang 2-3 con gà là bị cho là đầu cơ, trục lợi.
![]() |
Hàng hóa ngày Tết thời bao cấp cũng rất khan hiếm. Ảnh: Tư liệu |
Những tài sản quý nhất thời ấy được đúc kết trong câu vè ‘Một yêu anh có Sei-cô. Hai yêu anh có Pơ-giô cá vàng. Ba yêu anh có hộ khẩu đàng hoàng…’
Sei-cô là ý chỉ chiếc đồng hồ thương hiệu Seiko của Nhật Bản, thời ấy vô cùng quý. Sau đó là đến loại xe đạp ‘Pơ-giô’ sơn màu vàng.
Theo trí nhớ của tôi, ở Phố Huế ngày đó có duy nhất một cửa hàng tư nhân bán xe đạp. Chiếc xe đạp treo trên cao, lần nào đi qua tôi cũng nhìn thấy. Còn ở cửa hàng bách hóa mậu dịch, lâu lâu mới có thông báo bán xe đạp. Tức thì hôm ấy người ta sẽ xếp hàng từ tối hôm trước.
Săm, lốp xe đạp cũng hiếm hoi vô cùng. Hàng hóa ít nên phải bốc thăm xem ai được mua săm, ai được mua lốp.
Hồi mới ra trường đi làm, tôi được mẹ mua cho chiếc xe đạp, chứ lương giảng viên 64 đồng không mua nổi chiếc xe đạp 200-300 đồng.
Cũng vì xe đạp rất quý hiếm nên ngày ấy ở trên Hà Bắc có một dãy phố chuyên dịch vụ ‘xe đạp ôm’.
![]() |
Xe đạp là một tài sản giá trị thời bao cấp. Ảnh: Tư liệu |
Thời ấy khó khăn bộn bề từ người dân cho tới giới trí thức. Tôi còn nhớ một chuyện thế này.
Giáo sư Hóa học Hoàng Ngọc Cang chơi thân với bố tôi. Một lần, bác được mời đi dự hội nghị quốc tế ở Tiệp Khắc. Bộ Ngoại giao cấp cho bác một đôi giày nhưng bác đi không vừa, nên mới đến nhà tôi hỏi mượn. Bố tôi lấy đôi giày cũ của tôi cho bác mượn. Không may, lần đó Tiệp Khắc có vụ bạo động, dân chạy tán loạn. Bác làm mất đôi giày. Về sau, bác cứ đến nhà tôi xin lỗi mãi và bảo ‘làm sao bác đền cho cháu được bây giờ’.
Khó khăn là thế, nhưng thời ấy tiêu cực xã hội ít lắm. Chúng tôi tinh thần vẫn phơi phới. Ban ngày đi dạy, chiều tối chơi thể thao, tối đến sinh hoạt văn nghệ. Thậm chí, đầu phố đánh bom nhưng cuối phố mọi người vẫn đánh bóng với nhau ngoài sân.
Các loại báo chí ngày ấy đều có góc người tốt việc tốt, tranh biếm họa phê bình những thói hư tật xấu, lười lao động.
Trong gian nan, đời sống tinh thần của người dân vẫn rất phong phú. Chúng tôi luôn có những bài hát động viên nhau lao động, cống hiến, yêu đời, yêu đất nước'.
Thời bao cấp, muốn thuê 1 phòng tân hôn, các cặp vợ chồng trẻ ở Hà Nội phải trải qua quy trình kiểm tra chặt chẽ của khách sạn.
" alt=""/>Kỷ niệm thời bao cấp trong trí nhớ của con trai GS Nguyễn XiểnLàm giáo dục vì những đứa trẻ
Lý do anh chọn chuyển hướng không thể nhân văn hơn: 'Những con người mà tôi gặp đều đã có thể có một cuộc đời tốt đẹp hơn nếu như họ được tiếp cận một nền giáo dục chất lượng hơn'.
Thành công trong các dự án giáo dục mà Lê Đình Hiếu là người sáng lập và điều hành đã đưa anh vào danh sách 30 Under 30 do Forbes Việt Nam bầu chọn năm 2016.
Mới đây, anh lại lọt vào danh sách 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2018.
Tuy nhiên, anh gọi những thành công này là 'nhỏ bé' khi đặt bên cạnh bạn bè quốc tế và đó chính là lý do anh quyết định quay trở lại trường học.
Ngay sau khi tốt nghiệp, Hiếu đầu quân cho những công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Tài chính và Tư vấn ở Mỹ và Việt Nam như ING, Deloitte.
‘Tại các công ty này, triết lý kinh doanh và giá trị của họ luôn gắn liền với sứ mệnh 'thay đổi' cuộc sống con người. Tuy nhiên, cá nhân tôi khi làm tại đây, tôi có cảm giác mình chỉ đang ‘chứng kiến sự thay đổi’ một cách gián tiếp, chứ chưa phải là một hạt nhân trực tiếp đem lại sự thay đổi đó’ - anh chia sẻ.
Cùng lúc đó, anh có dịp chứng kiến và trải nghiệm thêm rất nhiều câu chuyện của những đứa trẻ, những thanh thiếu niên và cả những người lao động trẻ tại Việt Nam. Ở đó, mỗi con người anh gặp đều đã có thể có một cuộc đời tốt đẹp hơn, nếu như họ được tiếp cận một nền giáo dục chất lượng hơn.
Anh đã từng bật khóc trước một đứa bé 8 tuổi ở Đồng bằng sông Cửu Long, khi hỏi cậu bé ‘Con muốn học cái gì nhất?' và câu trả lời là ‘Con muốn học bơi vì năm nào làng con cũng có bạn bị đuối nước chết khi mùa nước lên, con rất sợ và không biết đến bao giờ thì đến lượt mình’.
Anh cũng nhói đau khi nhìn thấy cô bé con chị bán chè vẫn lẽo đẽo theo mẹ, 10 năm sau gặp lại đã vác cái bụng bầu to tướng khi mới 15 tuổi.
Đó là lý do anh quyết định chuyển sang làm giáo dục.
![]() |
G.A.P và Everest Education - hai dự án giáo dục mà Lê Đình Hiếu là người sáng lập - đều hướng tới mục đích giúp người Việt trẻ được trang bị tốt nhất các kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp nhằm có chỗ đứng trên thị trường lao động toàn cầu. Ảnh: NVCC |
Cả ở Everest Education và G.A.P, anh đều muốn mang lại cơ hội toàn cầu cho người trẻ Việt thông qua giáo dục. Nếu như Everest Education là một tổ chức giáo dục tập trung vào nhóm học sinh phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12, trong đó đưa những giáo trình chuẩn hóa tốt nhất trên thế giới như Singapore Math, Tú tài Quốc tế... vào giảng dạy cho học sinh phổ thông tại Việt Nam thông qua mô hình trung tâm văn hóa ngoài giờ, thì G.A.P Institute tập trung vào sứ mệnh cấp bách hơn nữa là đào tạo và chuẩn bị cho thế hệ sinh viên một bộ ba hành trang gồm: tư duy toàn cầu, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp của thế kỷ 21 và những trải nghiệm thực tiễn.
‘Khao khát của chúng tôi là nâng tầm người trẻ Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế. Làm sao để chúng ta không còn là một đất nước của tài nguyên thô và lao động giá rẻ, mà là quốc gia của chất xám và sự sáng tạo?’ - anh nói.
Điều đặc biệt ở G.A.P là việc đi theo mô hình doanh nghiệp xã hội. Với mong muốn tài chính không còn là rào cản trong giáo dục nên cứ 3 bạn sinh viên đóng tiền học tại G.A.P sẽ có một học bổng toàn phần cho một sinh viên khác.
Trước áp lực phải thay đổi và 'cập nhật' bản thân, Hiếu quyết định quay trở lại trường học.
Anh nộp đơn cho khóa học Thạc sĩ Khởi nghiệp giáo dục tại ĐH Pennsylvania (Mỹ) – một trong 8 trường thuộc khối Ivy League và sau 2 tháng, anh nhận được thư mời nhập học của trường.
Lê Đình Hiếu mang theo 2 niềm tin lớn khi quyết định theo đuổi nghiệp giáo dục: thứ nhất, mọi người có quyền được tiếp cận giáo dục một cách bình đẳng và thứ hai, công nghệ trong tương lai chính là cánh cửa để lan tỏa các cơ hội giáo dục này một cách nhanh nhất.
‘Bởi thế, tôi định hướng sẽ phát triển các tổ chức giáo dục mà tôi đang tham gia theo hướng sử dụng sức mạnh của công nghệ để giúp mọi người tiếp cận một nền giáo dục chất lượng cao một cách bình đẳng hơn’ – anh chia sẻ.
![]() |
Lê Đình Hiếu đang theo học Thạc sĩ Khởi nghiệp giáo dục của ĐH Pennsylvania (Mỹ). Ảnh: NVCC |
Lời dặn từ người mẹ không học đại học
Câu chuyện về người mẹ bị điếc là câu chuyện mà Lê Đình Hiếu đã kể vào ngày đầu tiên đi học ở Stanford, cũng là một trong những câu chuyện nhận giải thưởng 'Founder’s Story' (Câu chuyện của người sáng lập) của nhà trường khi anh kể về chặng đường sáng lập Hear.Us.Now.
Hear.Us.Now là dự án dạy tiếng Anh và Tin học cho trẻ em câm điếc từ 8-15 tuổi, mà sau đó đã trở thành một trong 3 dự án xuất sắc nhận một số tiền tài trợ lớn cho nền tảng giáo dục trực tuyến miễn phí cho 3 triệu người câm điếc tại Việt Nam.
Hiện tại, khi đang phải đi học xa nhà, Hiếu uỷ quyền quản lý Hear.Us.Now cho những cộng sự ở Việt Nam.
Đầu tháng 5 vừa qua, anh ‘khoe’ về thành tích mới nhất của dự án: ‘100% là con số các em học sinh câm điếc lớp 9 của Hear.Us.Now. vừa mới vượt qua bài thi tiếng Anh. Đây là năm thứ 2 Hear.Us.Now. cùng các em đạt được kỳ tích trên trong lịch sử phát triển ngắn ngủi 5 năm.
100% là tỉ lệ ‘tăng trưởng’ số học sinh tốt nghiệp. Nếu như năm đầu tiên là 10 em thì năm nay chúng mình đã có 21 em vượt ‘vũ môn’ thành công.
100 cũng là số suất học miễn phí mà hàng năm HUN đang cố gắng cung cấp’.
![]() |
Buổi tiệc Giáng sinh năm 2018 cho hơn 200 học sinh khiếm thính do cộng sự của Lê Đình Hiếu tổ chức. Ảnh: NVCC |
Ít ai biết động lực và niềm tin để anh biến một ý tưởng tưởng chừng viển vông trở thành những sản phẩm có thật lại được nuôi dưỡng từ người mẹ.
‘Mẹ là cô giáo lớn nhất trong cuộc đời tôi, mặc dù mẹ chưa bao giờ được đi học đại học, nhưng mẹ có cách để dạy tôi nên người theo hướng riêng của bà’.
‘Năm tôi 5 tuổi, chị tôi bắt đầu học piano. Hai năm sau đó, tôi cũng bắt đầu ‘trò chơi’ ấy. Hai chị em có chung một người cô giáo, là mẹ tôi. Mẹ không phải là một cô giáo piano giỏi nhất, nhưng chắc chắn là người nhiệt tâm nhất - mỗi buổi tối cứ đều đặn, chị học piano trong 1 - 2 tiếng thì tôi học chữ, và sau đó đổi ngược lại, và thế là hết cả buổi tối’.
Khi anh lên cấp 2, phương pháp dạy đàn của mẹ anh có thay đổi đôi chút. Bà không còn ngồi sát kế bên và chỉ nói về cảm xúc hoặc cái ‘hồn’ của bản nhạc.
‘Mẹ cũng thôi không còn nói những câu như ‘đoạn này con cần đánh mạnh lên, phải staccato hơn nữa…’, mà thay vào đó, mẹ thường hay chỉnh tư thế, lưng cổ, ngón tay, khuỷu tay…
Với một đứa trẻ 12-13 tuổi, anh chỉ nghĩ đơn giản là mẹ thay đổi phương pháp. Đó là giai đoạn đầu tiên mẹ anh bắt đầu mất thính lực - một căn bệnh di truyền của nhà ngoại anh.
‘Mẹ chưa bao giờ nói với tôi là mẹ bị điếc cả, và có lẽ mẹ cũng không biết cách nói điều đó với chúng tôi như thế nào hoặc đơn giản là mẹ quyết định không nói. Chỉ đến tận khi mẹ tôi buộc phải đeo máy trợ thính, lúc đó tôi mới biết mẹ bị điếc’.
‘Ngày tôi biết mẹ bị điếc, khi nhìn thấy mẹ hí hoáy đeo cái máy trợ thính nhét vào trong lỗ tai, tôi khá bàng hoàng. Bàng hoàng bởi vì tôi không nghĩ mẹ điếc. Bàng hoàng bởi vì tôi không nghĩ chị tôi, em tôi, hoặc chính tôi cũng có thể bị điếc. Nhưng bàng hoàng hơn cả là bởi vì mẹ đã sống trong một thế giới không có âm thanh một cách mạnh mẽ và hạnh phúc hơn tất cả những người khiếm khuyết khác mà tôi từng biết.
Mẹ chưa bao giờ khóc, chưa bao giờ buồn hay oán trách số phận. Mẹ đối mặt, chấp nhận, và sống với căn bệnh mất thính lực một cách vui vẻ và an yên’.
Năm 18 tuổi, tôi lên đường du học. Tôi vẫn còn nhớ mẹ dặn trước khi đi học xa: ‘Sẽ có rất nhiều thứ trong cuộc đời, con không chống lại được. Khi đó, đừng buồn khóc, mà hãy mạnh mẽ và tìm cách sống với những khó khăn đó. Cuộc đời khó khăn hay không là do cách nhìn cuộc đời của mình, con ạ. Và đã có những người biến những điều khó khăn, thậm chí là những trở ngại không tưởng, thành sức mạnh của chính họ’.
Hành trang quí giá nhất trong chặng đường gần 12 năm sống, học tập, và làm việc ở trong và ngoài nước, cũng như bước đường khởi nghiệp giáo dục đầy vất vả của anh chính là lời dặn đó của mẹ.
‘Ngày xưa em buồn lắm. Còn bây giờ, ngồi xe lăn không còn là thứ gì đó quá tồi tệ với em. Em biến nó thành động lực để làm những việc mà mình muốn’, Thắm nói.
" alt=""/>Chàng trai muốn thay đổi số phận người Việt bằng giáo dục